Sunday, December 30, 2018

Một khi gặp khó khăn, đây là việc đầu tiên ai cũng nên tránh: Biết càng sớm càng tốt!


Không ai trong cuộc sống là không có lúc gặp khó khăn. Và những lúc rơi vào bế tắc, rắc rối, cần phải biết rõ mình nên làm gì và không nên làm gì.


Trong cuộc đời, mỗi người không thể tránh được những lúc khó khăn, những việc không như ý, chẳng có ai có thể sống thuận buồm xuôi gió suốt cuộc đời.
Nếu có một ngày, trong học tập, công việc, cuộc sống, bạn gặp khó khăn, bế tắc, cảm giác không gắng gượng thêm được nữa, hãy nhớ đến câu nói dưới đây để có thêm động lực để bước tiếp: "Cầu cạnh người khác không bằng cầu cạnh chính mình.Cuộc hội thoại giữa một người phàm và Quan Thế Âm Bồ Tát"
Có một người đứng dưới mái hiên tránh mưa. Nhìn thấy Quan Âm Bồ tát đang cầm ô đi qua, người này liền nói: "Quan Âm Bồ Tát, xin người hãy phổ độ chúng sinh, cho con đi nhờ một đoạn có được không?"
Quan Âm nói: "Ta đi trong mưa, anh ở dưới mái hiên, với lại dưới mái hiên có ướt đâu, đâu cần ta phải phổ độ."
Nghe vậy, người kia lập tức chạy ra khỏi mái hiên, đứng dưới mưa và nói: "Bây giờ con đã ở dưới mưa rồi, người sẽ giúp con chứ?"


Quan Âm nói: "Anh ở dưới mưa, ta cũng ở dưới mưa, ta không ướt vì có ô, anh ướt vì không có ô, vì thế ta không phổ độ cho mình mà là cái ô đang phổ độ cho ta. Anh muốn được phổ độ thì không nên tìm ta mà nên tự tìm ô đi!"
Nói xong, Quan Âm Bồ Tát tiếp tục đi.
Ngày hôm sau, người ngày gặp việc khó, liền nên chùa cầu Quan Âm. Vừa vào chùa đã thấy trước tượng Quan Âm có người đang vái lạy, người này nhìn giống hệt Quan Âm, chẳng khác chút nào.
Người này hỏi: "Người là Quan Âm sao?"
Người kia đáp: "Ta chính là Quan Âm."
Người này lại hỏi: "Vậy tại sao người lại phải cầu lạy chính mình?"
Quan Âm cười đáp: "Ta cũng đang gặp việc khó, nhưng ta biết cầu cạnh người khác không bằng cậu cạnh chính mình".
* * Lời bình
Khi chúng ta gặp khó khăn, việc đầu tiên phải làm không phải là nghĩ ngay đến việc đi cầu cứu một ai đó mà hãy nghĩ cách giải quyết trước, thực sự không thể giải quyết được mới nghĩ đến việc tìm người khác hỗ trợ, giúp đỡ.
Có những lúc chúng ta thường cho rằng quan hệ giữa mình và người khác cũng khá khăng khít thân thiết, nhưng mỗi khi gặp khó khăn, lại chẳng có ai sẵn sàng đưa tay ra giúp mình.
Và trong tình huống đó, việc chúng ta đi nhờ vả chỉ mang lại cho chúng ta nỗi thất vọng và chán nản hơn mà thôi.

Có câu nói thế này: "Thái độ của người khác dành cho bạn, phần lớn là dựa vào năng lực và thực lực của bạn".
Câu nói này rất chuẩn xác. Khi bản thân chúng ta quá yếu đuối nhu nhược, không có bản lĩnh, không có năng lực, muốn được người khác thực lòng giúp đỡ, tỉ lệ được giúp sẽ không cao nếu không muốn nói là rất thấp.
Mỗi người trong chúng ta cần phải tin vào một sự thật là, chỉ khi bản thân chúng ta trở nên lớn mạnh, chúng ta mới có thể tạo ra và nhận được những mối quan hệ hữu ích với chính mình.
Đừng cho rằng khi ta và người khác ăn với nhau vài bữa cơm, uống với nhau vài cốc rượu mà họ đã dễ dàng coi mình là bạn.
Những người bạn nhậu, bạn rượu thường chỉ được hình thành dựa trên nền tảng lợi ích, có lợi cho nhau thì chơi, không có lợi thì giải tán.
Thực ra, nhờ cậy người khác không có gì sai, nhưng trong các mối quan hệ bạn bè, giữa người với người, liên tục cầu cạnh, nhờ vả người khác là điều cần tránh, nó sẽ phá vỡ quan hệ bạn bè lúc nào không hay.
Vì thế đừng động một tí là tìm đến người khác nhờ xử lý vấn đề của bản thân. Không ai có thể luôn đứng đằng sau chỉ đợi trời mưa là đưa ô lên cho cho bạn!
Hãy nhớ thật kỹ, nếu không rơi vào trường hợp vạn bất đắc dĩ, tuyệt đối đừng dễ dàng mở miệng cầu cạnh người khác. Hãy vận động mọi khả năng, sự nỗ lực của bản thân trước khi nhờ người khác giúp mình.


Sunday, December 23, 2018

Người trưởng thành cần thông suốt: 30 tuổi nên lập gì, 40 tuổi nên hiểu gì, 50 tuổi nên biết gì, 60 tuổi thấu những gì, 70 tuổi thuận theo cái gì?


Cuộc sống, là một cuốn sách vô số chữ, mỗi người có cách đọc của riêng mình. Cuộc sống, là một câu hỏi có nhiều lời giải, mỗi người có đáp án của riêng mình và cuộc sống được đánh giá không phải bằng số năm bạn sống mà là cách bạn sống trong những năm đó.

30 tuổi lập cái gì?
Lập thân
Lập thân ý là tạo lập nhân cách và tu dưỡng bản thân, nó bao gồm: tu dưỡng về tư tưởng, đạo đức, bồi dưỡng về năng lực. Tự cường là cái gốc của việc lập thân, phụ thuộc vào cha mẹ, bạn bè để thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của bản thân là biểu hiện của một người yếu đuối, thậm chí là thất bại. Lập thân là yêu cầu căn bản nhất đối với mỗi người nếu muốn tạo được cho mình một chỗ đứng trong xã hội.
Lập nghiệp
Lập nghiệp chính là tạo dựng sự nghiệp bản thân, người đã bước vào ngưỡng tuổi 30 cũng nên có một sự nghiệp khá vững chắc rồi. Dấn thân vào bất cứ ngành nghề gì cũng cần có bản lĩnh, nói cách khác là phải có sở trường, mánh khóe, đây là bảo bối phòng thân mà ai cũng cần phải chuẩn bị cho mình.
Lập gia
Lập gia chính là có cho mình một gia đình riêng, xã hội ngày nay luôn rất bận rộn, quay cuồng, nó lấy đi rất nhiều thời gian của người trẻ, khiến họ cứ mãi trì hoãn chuyện thành gia lập thất, nhưng tôi cho rằng 30 tuổi mới kết hôn cũng không còn sớm đâu.

40 tuổi nên "ngộ" ra cái gì?
Bên ngoài, họ hiểu xã hội
Cuộc sống của con người vốn dĩ không thể tách ra khỏi xã hội, xã hội càng tiến bộ, sự phụ thuộc của con người vào xã hội càng cao. Những người 40 tuổi, đã không còn trẻ nữa, những trải nghiệm cuộc sống đã phần nào làm phai mờ đi những đam mê, họ trở nên trầm ổn hơn, những khó khăn, những kinh nghiệm khiến họ "ngộ" ra rằng mối quan hệ giữa con người và xã hội chính là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, con người là một phần của quần thể xã hội, không thể nào tách ra khỏi vòng tròn xã hội đó.
Bên trong, họ hiểu bản thân mình
Cái gọi là trưởng thành chính là sự trưởng thành của nội tâm. Có lý tưởng là chuyện đương nhiên nên làm, nhưng quan trọng là đi thực hiện, đi hiện thực hóa nó; có ước mơ, rất tốt, nhưng quan trọng là phải phù hợp với thực tế.
Với bản thân mình, họ hiểu ra trách nhiệm
Trước hết, họ cần phải làm tốt công việc của mình, nó không chỉ là vấn đề nhu cầu cuộc sống mà còn là sự cống hiến cho xã hội, là trách nhiệm xã hội mà mỗi người nên có, chỉ khi từng thành viên trong xã hội nỗ lực phấn đấu thì xã hội mới có thể tiến bộ.
Tiếp theo, người ở độ tuổi 40, cha mẹ họ tuổi đều đã cao, là một người đã 40 tuổi, bạn cần phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc, hiếu thuận với cha mẹ, trách nhiệm với gia đình. Ngoài ra, con cái cũng đang ở độ tuổi học hành, nuôi dưỡng giáo dục tốt con cái cũng là trách nhiệm của mỗi bậc làm cha làm mẹ.

50 tuổi nên biết cái gì?
Biết quỹ đạo vận mệnh của của bản thân, không oán trách ông trời
Lúc 30 tuổi, quỹ đạo cuộc đời của đại đa số đều khá khúc khuỷu, 40 tuổi quỹ đạo đó đạt đến đỉnh điểm, 50 tuổi quỹ đạo tương đối ổn định. Nếu không có tình hình gì đặc biệt thì sẽ chẳng có biến động gì lớn nữa. Những người 50 tuổi, đã đi qua hơn nửa cuộc đời, họ đang ở vào cái giai đoạn tỉnh táo nhất của đời người, tuyệt đối không oán than ông trời bất công hay như nào nữa mà sẽ âm thầm, lặng lẽ chấp nhận hiện thực cuộc sống.
Biết vị trí, địa vị của bản thân
Trải qua hơn 20 mấy năm bôn ba, có sự nghiệp riêng, bất kể là họ làm ngành nghề gì, trải qua hơn hai mấy năm nỗ lực, tất cả các phương diện như trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm, năng lực quyết đoán hay năng lực cá nhân đều đã đạt đến một trình độ nhất định, có thể nói là thuộc phái thực lực, lão làng.
Biết trách nhiệm vẫn chưa hoàn thành của mình
Những người ở độ tuổi 50 dù chưa đến lúc nghỉ hưu những cũng chẳng còn xa cái ngày đó nữa, lúc này, ai cũng đều muốn có thể tiếp tục làm thêm 10 năm nữa, muốn làm hết trách nhiệm của mình với xã hội; trách nhiệm với cha mẹ già, với gia đình nhỏ của mình.

60 tuổi thấu cái gì?
Thấu đời người
Đời người có 3 giai đoạn: từ lúc ra đời đến trước khi bước ra xã hội, là lúc học tập, tích lũy tri thức, tôi gọi đây là giai đoạn trưởng thành; khoảng 30 tới khi nghỉ hưu, đây là quãng thời gian cho công việc, giai đoạn cống hiến cho xã hội, gia đình, cha mẹ, con cái, tôi gọi đây là giai đoạn cống hiến; từ sau khi nghỉ hưu, từ con người của xã hội trở về làm con người cả gia đình, hưởng thụ tuổi già, hưởng thụ sự chăm sóc của con cái, tôi gọi đây là giai đoạn thu hoạch.
Thấu sinh mệnh
Người 60 tuổi, sống một cuộc sống khỏe mạnh, tích cực, vui vẻ là điều quan trọng nhất, ít nhất bạn có thể giảm bớt gánh nặng trách nhiệm cho con cái.
Thấu danh lợi
Lúc còn đi làm, bạn là ai ở nơi làm việc quyết định địa vị xã hội của bạn; khi nghỉ hưu rồi địa vị đó cũng thay đổi, bạn không còn là người của xã hội nữa mà là con người của gia đình, tất cả những gì bạn đạt được đều trả lại hết cho xã hội, hiệu trưởng, giám đốc, kỹ sư, giáo sư, bác sỹ… một khi đã nghỉ hưu rồi thì ai cũng là: người về hưu.

70 tuổi thuận cái gì?
Thuận theo ý mình nhưng cũng thuận tự nhiên
Không oán thán nữa, tiền dưỡng lão bao nhiêu cũng không tính toán, con cái có thường đến hay không cũng không quá bận tâm, không yêu cầu cao với vật chất cuộc sống, ăn thấy ngon miệng, ăn tốt là đủ rồi, nhà không quan tâm lớn nhỏ nữa, đủ để ở là được. Đối với bản thân, chuyện gì mình thích thì đi làm, không để ý đến con mắt của người khác nữa, cơ thể lão hóa ư, đó là chuyện sớm muộn, sống chết ư, cứ thuận theo tự nhiên.
Thuận theo ý mình nhưng hãy gặp sao yên vậy
Thản nhiên đối mặt với mọi sự gặp gỡ trong cuộc sống, gặp chuyện vui không quá phấn khích, gặp chuyện buồn phải thoát ra khỏi nỗi buồn đó càng sớm càng tốt, bất kể là gặp phải chuyện gì đều phải giữ cho mình một trạng thái bình tĩnh và trầm ổn, chính là gặp sao yên vậy.
Thuận theo ý mình nhưng không vượt quá giới hạn, quy tắc
Thuận theo ý mình không đồng nghĩa với việc cái gì cũng không quan tâm, cái gì cần tuân thủ vẫn phải tuân thủ, đừng vượt quá giới hạn.

Cuộc Đời Chỉ Cần Một Mái Nhà, Một Người Bạn, Một Chút Tiền Là Đủ

Đời người, nói dài cũng không quá dài, nói ngắn cũng không phải là quá ngắn. Khỏe mạnh chính là điều cần thiết nhất, cứ sống khờ khạo một chút, phóng khoáng một chút, vui vẻ một chút, như vậy là đã đủ rồi
Có nhiều thứ, đừng đợi đến lúc mất đi rồi mới bắt đầu hối tiếc. Lúc khỏe mạnh, chúng ta chưa từng biết quý trọng, vẫn thường cho bản thân là tráng kiện mà không biết bảo vệ, giữ gìn. Nhưng có những thứ, một khi đã mất đi, mới hiểu được giá trị của nó, mới thấy trân quý nó.
Đời người, khờ khạo một chút, để cho lòng mình được thảnh thơi. Việc lớn thì cần rõ ràng minh bạch, những việc nhỏ thì có thể mắt nhắm mắt mở cho qua. Đây cũng là cách hành xử người thông minh.
Cuộc sống vốn ngắn ngủi nhưng lại lắm khổ đau, vậy nên, hãy cứ vui vẻ, quý trọng cuộc sống của mình, quý trọng sinh mệnh của mình, hưởng thụ cuộc sống của mình.

Hãy để cho trái tim tự do bay lượn, quên đi tất cả những yêu ghét vui buồn, làm một người vui vẻ. Đừng lãng phí thời gian đi hận những người không đáng hận.







Người sống trên đời, không thể không yêu không hận, cũng không sao tránh khỏi những mâu thuẫn. Nhưng chỉ cần bạn suy nghĩ một chút, người kia có đáng để bạn oán hận hay không?

Tôi chỉ có thể nói cho bạn biết, không cần phải lãng phí thời gian quý giá của mình, để đi oán hận một người không đáng. Hận một người không xứng đáng, đó là việc làm xuẩn ngốc nhất trên đời.
Có một người tri kỷ, cùng bạn vượt qua những khoảnh khắc cô đơn. Những khi lạc lõng, có thể tìm được người để tâm sự; trong lúc phiền não, có thể có người ở bên cạnh, sưởi ấm tâm hồn.
Có được một người bạn, hơn nữa còn là tri âm tri kỷ chính là tài phú. Một người dù giàu có đến đâu, nhưng không có đến một người bạn, thì cũng thật đáng thương, mà tìm được một người tri âm tri kỷ thì khó càng thêm khó.
Người ta vẫn thường nói:“Cuộc đời có được một tri kỷ là quá đủ”,hoặc “Quân tử chi giao nhạt như nước”. Bạn bè, không ở chỗ nhiều hay ít, mà là xét lúc gian nan còn lại được bao nhiêu. Giữa những người bạn thực sự, tình cảm tuy nhạt nhưng lại lâu bền.
Theo Khoevadep