Cuộc
sống, là một cuốn sách vô số chữ, mỗi người có cách đọc của riêng mình. Cuộc
sống, là một câu hỏi có nhiều lời giải, mỗi người có đáp án của riêng mình và
cuộc sống được đánh giá không phải bằng số năm bạn sống mà là cách bạn sống
trong những năm đó.
30 tuổi lập cái gì?
Lập thân
Lập thân ý là tạo lập nhân cách và tu dưỡng
bản thân, nó bao gồm: tu dưỡng về tư tưởng, đạo đức, bồi dưỡng về năng lực. Tự
cường là cái gốc của việc lập thân, phụ thuộc vào cha mẹ, bạn bè để thỏa mãn
những nhu cầu, mong muốn của bản thân là biểu hiện của một người yếu đuối, thậm
chí là thất bại. Lập thân là yêu cầu căn bản nhất đối với mỗi người nếu muốn
tạo được cho mình một chỗ đứng trong xã hội.
Lập nghiệp
Lập nghiệp chính là tạo dựng sự nghiệp bản
thân, người đã bước vào ngưỡng tuổi 30 cũng nên có một sự nghiệp khá vững chắc
rồi. Dấn thân vào bất cứ ngành nghề gì cũng cần có bản lĩnh, nói cách khác là
phải có sở trường, mánh khóe, đây là bảo bối phòng thân mà ai cũng cần phải
chuẩn bị cho mình.
Lập gia
Lập gia chính là có cho mình một gia đình
riêng, xã hội ngày nay luôn rất bận rộn, quay cuồng, nó lấy đi rất nhiều thời
gian của người trẻ, khiến họ cứ mãi trì hoãn chuyện thành gia lập thất, nhưng
tôi cho rằng 30 tuổi mới kết hôn cũng không còn sớm đâu.
40 tuổi nên "ngộ" ra cái gì?
Bên ngoài, họ hiểu xã hội
Cuộc sống của con người vốn dĩ không thể tách
ra khỏi xã hội, xã hội càng tiến bộ, sự phụ thuộc của con người vào xã hội càng
cao. Những người 40 tuổi, đã không còn trẻ nữa, những trải nghiệm cuộc sống đã
phần nào làm phai mờ đi những đam mê, họ trở nên trầm ổn hơn, những khó khăn,
những kinh nghiệm khiến họ "ngộ" ra rằng mối quan hệ giữa con người
và xã hội chính là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, con người là một phần
của quần thể xã hội, không thể nào tách ra khỏi vòng tròn xã hội đó.
Bên trong, họ hiểu bản thân
mình
Cái gọi là trưởng thành chính là sự trưởng
thành của nội tâm. Có lý tưởng là chuyện đương nhiên nên làm, nhưng quan trọng
là đi thực hiện, đi hiện thực hóa nó; có ước mơ, rất tốt, nhưng quan trọng là
phải phù hợp với thực tế.
Với bản thân mình, họ hiểu ra
trách nhiệm
Trước hết, họ cần phải làm tốt công việc của
mình, nó không chỉ là vấn đề nhu cầu cuộc sống mà còn là sự cống hiến cho xã
hội, là trách nhiệm xã hội mà mỗi người nên có, chỉ khi từng thành viên trong
xã hội nỗ lực phấn đấu thì xã hội mới có thể tiến bộ.
Tiếp theo, người ở độ tuổi 40, cha mẹ họ tuổi
đều đã cao, là một người đã 40 tuổi, bạn cần phải gánh vác trách nhiệm chăm
sóc, hiếu thuận với cha mẹ, trách nhiệm với gia đình. Ngoài ra, con cái cũng
đang ở độ tuổi học hành, nuôi dưỡng giáo dục tốt con cái cũng là trách nhiệm
của mỗi bậc làm cha làm mẹ.
50 tuổi nên biết cái gì?
Biết quỹ đạo vận mệnh của của
bản thân, không oán trách ông trời
Lúc 30 tuổi, quỹ đạo cuộc đời của đại đa số
đều khá khúc khuỷu, 40 tuổi quỹ đạo đó đạt đến đỉnh điểm, 50 tuổi quỹ đạo tương
đối ổn định. Nếu không có tình hình gì đặc biệt thì sẽ chẳng có biến động gì
lớn nữa. Những người 50 tuổi, đã đi qua hơn nửa cuộc đời, họ đang ở vào cái
giai đoạn tỉnh táo nhất của đời người, tuyệt đối không oán than ông trời bất
công hay như nào nữa mà sẽ âm thầm, lặng lẽ chấp nhận hiện thực cuộc sống.
Biết vị trí, địa vị của bản
thân
Trải qua hơn 20 mấy năm bôn ba, có sự nghiệp
riêng, bất kể là họ làm ngành nghề gì, trải qua hơn hai mấy năm nỗ lực, tất cả
các phương diện như trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm, năng
lực quyết đoán hay năng lực cá nhân đều đã đạt đến một trình độ nhất định, có
thể nói là thuộc phái thực lực, lão làng.
Biết trách nhiệm vẫn chưa hoàn
thành của mình
Những người ở độ tuổi 50 dù chưa đến lúc nghỉ
hưu những cũng chẳng còn xa cái ngày đó nữa, lúc này, ai cũng đều muốn có thể
tiếp tục làm thêm 10 năm nữa, muốn làm hết trách nhiệm của mình với xã hội;
trách nhiệm với cha mẹ già, với gia đình nhỏ của mình.
60 tuổi thấu cái gì?
Thấu đời người
Đời người có 3 giai đoạn: từ lúc ra đời đến
trước khi bước ra xã hội, là lúc học tập, tích lũy tri thức, tôi gọi đây là
giai đoạn trưởng thành; khoảng 30 tới khi nghỉ hưu, đây là quãng thời gian cho
công việc, giai đoạn cống hiến cho xã hội, gia đình, cha mẹ, con cái, tôi gọi
đây là giai đoạn cống hiến; từ sau khi nghỉ hưu, từ con người của xã hội trở về
làm con người cả gia đình, hưởng thụ tuổi già, hưởng thụ sự chăm sóc của con
cái, tôi gọi đây là giai đoạn thu hoạch.
Thấu sinh mệnh
Người 60 tuổi, sống một cuộc sống khỏe mạnh,
tích cực, vui vẻ là điều quan trọng nhất, ít nhất bạn có thể giảm bớt gánh nặng
trách nhiệm cho con cái.
Thấu danh lợi
Lúc còn đi làm, bạn là ai ở nơi làm việc quyết
định địa vị xã hội của bạn; khi nghỉ hưu rồi địa vị đó cũng thay đổi, bạn không
còn là người của xã hội nữa mà là con người của gia đình, tất cả những gì bạn
đạt được đều trả lại hết cho xã hội, hiệu trưởng, giám đốc, kỹ sư, giáo sư, bác
sỹ… một khi đã nghỉ hưu rồi thì ai cũng là: người về hưu.
70 tuổi thuận cái gì?
Thuận theo ý mình nhưng cũng
thuận tự nhiên
Không oán thán nữa, tiền dưỡng lão bao nhiêu
cũng không tính toán, con cái có thường đến hay không cũng không quá bận tâm,
không yêu cầu cao với vật chất cuộc sống, ăn thấy ngon miệng, ăn tốt là đủ rồi,
nhà không quan tâm lớn nhỏ nữa, đủ để ở là được. Đối với bản thân, chuyện gì
mình thích thì đi làm, không để ý đến con mắt của người khác nữa, cơ thể lão
hóa ư, đó là chuyện sớm muộn, sống chết ư, cứ thuận theo tự nhiên.
Thuận theo ý mình nhưng hãy gặp
sao yên vậy
Thản nhiên đối mặt với mọi sự gặp gỡ trong
cuộc sống, gặp chuyện vui không quá phấn khích, gặp chuyện buồn phải thoát ra
khỏi nỗi buồn đó càng sớm càng tốt, bất kể là gặp phải chuyện gì đều phải giữ
cho mình một trạng thái bình tĩnh và trầm ổn, chính là gặp sao yên vậy.
Thuận theo ý mình nhưng không
vượt quá giới hạn, quy tắc
Thuận theo ý mình không đồng nghĩa với việc
cái gì cũng không quan tâm, cái gì cần tuân thủ vẫn phải tuân thủ, đừng vượt
quá giới hạn.
0 comments:
Post a Comment