Cuộc sống vốn
dĩ không công bằng, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng vậy.
Cô bé lọ lem và Bạch
mã hoàng tử, Quản Trọng và Tề Hoàn Công, hay câu chuyện vịt con xấu xí gặp được
quý nhân cuối cùng trở thành thiên nga, những chuyện như thế này ở thực tế rất
hiếm khi xảy ra, có lẽ chỉ có thể gặp được ở trong mơ. Người giàu và người
nghèo cũng giống như vậy, thứ mà tôi muốn nói đó là cái gọi là người nghèo,
không chỉ nghèo ở trên phương diện kinh tế mà sự nghèo nàn về mặt tinh thần
cũng là một loại nghèo. Vậy người giàu vì sao không qua lại với người nghèo?
1. Tài nguyên không giống nhau
Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trong các bộ
phim Hàn Quốc, các cô gái lọ lem khi yêu được một thiếu gia nhà giàu, thường sẽ
bị mẹ của nam chính yêu cầu rời xa con trai mình ngay lập tức.
Trần trụi nhưng thực tế, nó cho thấy môn đăng
hộ đối trước giờ chưa bao giờ thay đổi cả, con người với con người trong giao
tiếp với nhau cũng vậy.
Hai người có thể nói chuyện với nhau hay
không, có thể hợp tác hay không, nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc đôi bên có
"giá trị lợi dụng" hay không. Người có tiền, họ đã có sẵn một nguồn
tài nguyên dồi dào cho mình, sự qua lại giữa những người giàu với nhau thường
có thể trao đổi về mặt lợi ích.
Còn qua lại với người nghèo (bao gồm cả nghèo
nàn về mặt tinh thần) lại giống như khi bạn đi chơi "Liên minh huyền
thoại" mà lại dắt theo bạn gái vậy, ngoài việc chỉ có thể ngoan ngoãn ngồi
đánh vài ván ra thì lại còn làm tốn thêm tiền của bạn.
2. Số tiền kiếm được tính theo
đơn vị thời gian không giống nhau
Có một thống kê thú vị rằng tỷ phú thế giới
Bill Gates mỗi giây kiếm được 250 USD (khoảng 6 triệu VNĐ). Nếu ông đang đi
trên đường mà có làm rơi đồng 100 USD thì cũng không nhất thiết phải cúi xuống
nhặt, bởi lẽ trong quá trình làm động tác cúi người xuống ông đã có thể kiếm
được 500 USD rồi. Số tiền này có thể là số lương trong một ngày của một sinh
viên vừa mới tốt nghiệp, thậm chí đôi khi còn hơn.
Thời gian của người giàu rất đáng giá. Vì vậy,
bạn đã hiểu vì sao ông chủ của mình lại là người "cuồng công việc"
chưa? Thời gian của họ dùng để tạo ra lợi nhuận, dùng để điều hành cả một công
ty lớn, 24h một ngày liệu đã đủ với họ? Trong khoảng thời gian khiêm tốn mỗi
ngày, ai lại muốn lãng phí thời gian cho những chuyện không đâu vào đâu, qua
lại với người nghèo (không chỉ về mặt kinh tế mà nghèo cả về mặt tinh thần) có
lẽ chỉ khiến họ thêm mất thời gian.
3. Nền tảng khác nhau, môi
trường khác nhau
Khi người nghèo còn đang nỗ lực vì sinh tồn,
mỗi ngày đều phải dành thời gian và sức lực để kiếm kế sinh nhai thì người giàu
họ sớm đã thoát ra được "bể khổ" rồi. Vì vậy, họ sẽ có nhiều thời
gian đi phát triển những gì mình thích. Có nhiều tiền cũng giúp họ có được
nhiều trải nghiệm hơn, có nhiều cơ hội tiếp xúc với những người, những môi
trường, tình huống khác nhau, trưởng thành và kinh nghiệm vì vậy cũng nhanh và
nhiều hơn.
Vì sao hàn môn lại khó sinh ra phượng hoàng?
(hàn môn ý chỉ những gia đình nghèo khó). Bởi lẽ những đứa trẻ ở những gia đình
giàu có, chúng có thể được tiếp xúc với nhiều tài nguyên cao cấp hơn, những thứ
chúng được tiếp xúc đều là "loại 1".
Còn trẻ em ở những gia đình nghèo khó hơn, nếu
không thật sự nỗ lực vươn lên, nếu không có một ý chí vô cùng mãnh liệt, vậy
thì thử hỏi có bao người có thể trở nên thành công? Quan trọng là xuất phát
điểm không giống nhau, có người sinh ra đã ở vạch đích rồi, làm sao có thể so
sánh được.
Mỗi một tầng lớp có một cuộc sống riêng, lựa
chọn cuộc sống ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào suy nghĩ và ý chí của bạn, miễn
là bạn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc với cuộc sống đó là được. Vậy thì, xét
cho cùng, bạn muốn mình ở tầng lớp nào? Và bạn đã làm được gì để trở thành
người mà bạn mong muốn?